XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG NHẬT BẢN

Câu hỏi: Tôi là Thảo, ở Hà Nội. Hiện tại tôi đang muốn kinh doanh xuất khẩu một số loại nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản. Tôi dự định thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Xin tư vấn giúp tôi các điều kiện và thủ tục pháp lý để tiến hành kinh doanh mặt hàng này?

Trả lời

Công ty VIETLINK cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

(Các loại nông sản)

Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này”.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho bạn (người nộp hồ sơ) sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Để đáp ứng điều kiện kinh doanh nông sản, bạn cũng cần thỏa mãn các điều kiện chung về an toàn đối với thực phẩm quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm”.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân theo các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm tươi sống quy định tại Điều 11 Luật này:

“1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y”.

Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.”

Về thủ tục xuất khẩu, Điều 4 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT năm 2017 quy định như sau:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.

 

Mọi thắc mắc về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, các bạn hãy liên hệ với VIETLINK để được giải đáp ngay hôm nay!


Hotline: Mrs. Hạnh - 0976 58 55 58

Kính chúc các bạn kinh doanh ngày càng thành công!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng