THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

hat-dieu-xuat-khau

(Hạt điều thành phẩm)

Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu hạt điều :

• Invoice (hóa đơn thương mại)

• Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)

• Sales Contract (hợp đồng thương mại)

• Phytosanitary Certificate (kiểm dịch thực vật)

 

Thị trường xuất khẩu hạt điều :

Cây điều (Đào lộn hột) là một cây xanh nhiệt đới. Nó có thể phát triển cao tới 14m đã được chứng minh có rất nhiều giá trị kinh tế do trưởng thành sớm và cho năng suất cao.

Cây điều có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới. Ấn Độ và Nigeria, Bờ Biển Ngà, Pakistan và Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói đến cây điều, người ta chủ yếu nói đến hạt của loại cây này bởi hạt điều có khả năng ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Hạt điều được sử dụng như là một món ăn nhẹ cho bữa phụ hoặc được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn giống như các loại hạt khác.

Theo thống kê năm 2018 xuất khẩu hạt điều của cả nước đạt 339,7 nghìn tấn. ba thị trường chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đó là Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan. Ngoài ra, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường như Anh, Pháp, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản….

qua-dieu-dao-lon-hot

(Quả điều đào lộn hột)

Thủ tục xuất khẩu hạt điều :

Điều không nằm trong danh mục hang hóa cấm xuất khẩu vậy nên chúng ta có thể xuất khẩu mặt hàng này. Nhưng do Hạt Điều là sản phẩm có nguồng gốc thực vật nên chúng ta cần làm kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate ) cho mỗi lô hàng xuất đi. 

 

Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate):

• Giấy phép kinh doanh.

• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc xác nhận công bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

• Nhãn sản phẩm.

• Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu (theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).

• Hợp đồng thưng mại

 

Quy trình xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate ) :

 

- Bước 1: Chúng ta nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sai hoặc chưa đủ thì bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô hàng.

- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate )

+ Trường hợp phát hiện lô hang không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Lưu ý:

Chứng thư kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate ) tính trên một lô hàng xuất khẩu. Cho nên cần phải xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật cho mỗi lô hàng khác nhau. 

 

Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu hạt điều :

• Invoice (hóa đơn thương mại)

• Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)

• Sales Contract (hợp đồng thương mại)

• Bill of Lading (vận đơn)

• Kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate )

 

Mã HS code khi xuất khẩu hạt điều : 

Đối với hạt điều chưa bóc vỏ: HS code 08013100

Đối với hạt điều đã bóc vỏ: HS code 08013200

Thuế Xuất khẩu 0%

 

Tuy nhiên, để xuất khẩu thì công ty tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để biết được thông tin và yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này để bổ sung các chứng từ khác phù hợp trước khi xuất khẩu được thuận lợi.

 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ liên hệ để được tư vấn

Liên hệ Hạnh 0976 58 55 58

Email: sales@vietlink.net.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng