THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KIỂM DỊCH GIA SÚC NHẬP KHẨU

Để nhập khẩu được sản phẩm động vật chăn nuôi trên cạn thì chúng ta cần phải thực hiện một số thủ tục kiểm dịch để sản phẩm được phép thông quan nhập khẩu và được chứng nhận là sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn đưa ra thị trường.

Căn cứ theo Phụ lục số 1 (DANH MỤC động VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH) được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thì mặt hàng: “Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác;” thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.

kiem-dich-gia-suc-nhap-khau

(Kiểm dịch gia súc nhập khẩu)

Theo Mục 3: kiểm dịch Động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu điều 8

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng kí kiểm dịch
  • Bản sao đăng kí kinh doanh
  • Tài liệu về sản phẩm động vật

Sau đây là quy trình thực hiện đăng kí kiểm dịch

  1. Trước khi nhập khẩu, chủ hàng cần phải đăng kí một bộ hồ sơ đăng kí kiểm dịch theo khoản 1 điều 45 của Luật Y Tế tới Cục Thú Y (Văn bản theo Mẫu 19 Phụ lục V được ban hành kèm theo TT số 25/2016/TT-BNNPTNT) – gửi hồ sơ này qua bưu điện fax, hoặc trực tiếp

Đơn đăng kí kiểm dịch động vật theo mẫu

https://cuocvanchuyen.vn/upload/images/4(1).PNG

 

 

  1. Cục thú y sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật thú y. Văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch của Cục Thú y gửi cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử.

Trích khoản 2 điều 46 Luật Thú Y:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

  1. Sau Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Luật thú y (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này)

Mẫu 3 Phụ lục V ban hành theo TT - 25/BNNPTNT

 

https://cuocvanchuyen.vn/upload/images/1.PNG

 

 

Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 2 điều 45 luật thú y (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này)

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 46 luật thú y

5. Nội dung kiểm dịch:

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Theo quy định tại khoản 1 điều 47 luật thú y

b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa Điểm cách ly kiểm dịch;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra Điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.

 

 Nếu có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ mời liên hệ Vietlink để được tư vấn

Liên hệ Hạnh 0976 58 55 58

Email: sales@vietlink.net.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng