LÀM THẾ NÀO NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI VÀO VIỆT NAM

Hiện nay trái cây Việt Nam rất phong phú nhưng nhu cầu tiêu dùng trái cây ngoại  tăng cao,  rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tươi từ nước ngoài bởi sự phong phú chủng loại và mùi vị. Vậy làm thế nào nhập khẩu trái cây tươi vào Việt Nam?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI VÀO VIỆT NAM?

(Trái cây tươi nhập khẩu)

  1. Điều kiện nhập khẩu trái cây tươi

   Theo quy định tại điểm 2, Điều 1 Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (Thông tư 39/2012), thì “quả tươi” là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm dịch thực vật (Nghị định 02/2007), để nhập khẩu trái cây vào Việt Nam, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương.
  2. Không có dịch hại thuộc diện điều chỉnh thuộc các danh mục: Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, nếu có dịch hại thì phải được xử lý triệt để.
  3. Phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
  4. Đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ nhập khẩu phải được xử lý bằng biện pháp kiểm dịch thực vật theo quy định.
  1. Thủ tục cần thực hiện để nhập khẩu trái cây tươi về Việt Nam.

 Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Văn bản cung cấp các thông tin để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis viết tắt là PRA) tại Phụ lục 2 Quyết định 48/2007.

Thời gian trả kết quả: Phụ thuộc vào loại quả tươi mà bạn nhập khẩu. Cụ thể như sau:

  • Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi: 3-10 ngày
  • Lần đầu tiên nhập khẩu: 1-3 năm
  • Có xuất xứ mới: 1-3 năm
  • Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu: 90 ngày
  • Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh: 60 ngày

Thời hạn của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là 01 năm; các lô hàng tương tự và có cùng nguồn gốc chỉ tiến hành phân tích nguy cơ dịch lại một lần và kết quả sẽ được áp dụng cho các lần cấp phép sau

Kiểm dịch thực vật nhập khẩu (thực hiện trước ít nhất 24 giờ tại Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc chi cục bảo về thực vật cấp tỉnh được Cục Bảo về thực vật ủy quyền trước khi nhập khẩu trái cây).

 

Bên cạnh đó phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, hồ sơ cần chuẩn bị tham khảo bài viết: http://vietlink.net.vn/dich-vu-spa/ho-so-cap-giay-chung-nhan-kiem-dich.html

Nếu có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ mời liên hệ Vietlink để được tư vấn

Liên hệ Hạnh 0976 58 55 58

Email: sales@vietlink.net.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng