HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT CHI TIẾT.
Thủ tục nhập khẩu sữa bột luôn là vấn đề được quan tâm bởi các công ty chế biến. Bởi lẽ sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa từ lâu đã là mặt hàng thiết yếu
Nội dung bài viết:
- 1. Chính sách nhập khẩu mặt hàng sữa bột
- 1. Tự công bố sản phẩm
- 2. Kiểm dịch và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
- 3. Làm thủ tục Hải quan
- 2. HS CODE nhập khẩu mặt hàng sữa bột
- 3. Một số lưu ý khi nhập khẩu sữa bột
Từ lâu thủ tục nhập khẩu sữa bột luôn là vấn đề được quan tâm bởi các công ty chế biến sữa. Bởi lẽ Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa từ lâu đã là mặt hàng thiết yếu, khi nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng cho thị trường trong nước thì việc nhập khẩu sữa bột là vấn đề cần thiết. Việc nhập khẩu các loại sữa bột cần những hồ sơ giấy tờ gì, các bước thực hiện ra sao, chi phí như thế nào…. tất cả những vấn đề đó đều sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay của chúng tôi.
1. Chính sách nhập khẩu mặt hàng sữa bột
Sữa bột không thuộc danh sách sản phẩm cấm nhập khẩu hoặc khi nhập khẩu cần xin phép nên khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột thì doanh nghiệp có thể tiến hành làm các thủ tục bình thường. Vậy nhưng nếu là lô hàng đầu thì bạn cần có một số những hoạt động tương đối phức tạp và cần thực hiện theo trình tự dưới đây.
Chính sách nhập khẩu mặt hàng sữa bột
1. Tự công bố sản phẩm
Khi muốn nhập khẩu sữa bột doanh nghiệp cần tự công bố cho sản phẩm mà mình muốn nhập về. Đây là yêu cầu bắt buộc bởi nếu không công bố thì hàng hóa của bạn sẽ bị giữ lại tại Hải quan hoặc tái xuất. Yêu cầu này có chi tiết tại điều số 2 nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Để thực hiện bước này, doanh nghiệp cần có mẫu vật bao gồm lõi sữa bên trong cùng bao bì đóng gói. Sau đó gửi mẫu tới đơn vị có đủ chức năng cấp phép để kiểm nghiệm, sau khi có kết quả doanh nghiệp nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả từ phía cơ quan chức năng. Trong đó hồ sơ tự công bố khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột sẽ bao gồm:
- Bản tự công bố thực phẩm ( Mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm với thời hạn dưới 12 tháng theo tiêu chuẩn ISO 17025
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Mẫu sữa bột, nhãn mác, hình ảnh sản phẩm.
2. Kiểm dịch và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
Sữa bột cũng giống như tất cả các ngành hàng thực phẩm khác. Khi muốn nhập khẩu cần đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật trước khi thông quan.
3. Làm thủ tục Hải quan
Bộ hồ sơ để thông quan cần có những loại giấy tờ dưới đây:
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán sữa bột
- Hóa đơn mua bán thương mại
- Phiếu đóng gói thành phẩm
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2. HS CODE nhập khẩu mặt hàng sữa bột
HS CODE nhập khẩu mặt hàng sữa bột
Căn cứ vào các sản phẩm sữa mà doanh nghiệp nhập khẩu về sẽ có mã HS riêng trong đó chủ yếu là:
- Sữa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các chế phẩm từ sữa sẽ có HS là: 0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10; 0401.20.90; 0401.40.10; 0401.40.20; 0401.40.90; 0401.50.10; 0401.50.90
- Sữa bột pha sẵn có mã HS 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99
Khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mà công ty mình muốn nhập khẩu thuộc HS code nào, từ đó làm hồ sơ chuẩn tránh mất thời gian chỉnh sửa hồ sơ, lưu kho hàng hóa tốn nhiều chi phí
3. Một số lưu ý khi nhập khẩu sữa bột
Khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bạn cần tìm hiểu xem nhập khẩu sữa bột cần thủ tục gì, trải qua những bước nào. Trong đó vấn đề công bố sản phẩm là cực kỳ quan trọng và tốn kém thời gian cũng như tiền bạc. Vậy nhưng điều khó khăn đó chỉ diễn ra ở lô hàng đầu tiên, từ lô hàng thứ hai trở đi bạn có thể sử dụng kết quả giám định và hồ sơ tự công bố đó cho tất cả những lần tiếp theo.
Một số lưu ý khi nhập khẩu sữa bột
Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu sữa bột cũng cần chú ý đặc biệt tới các loại giấy tờ đi kèm, trong đó Health Certificate được cung cấp từ phía đối tác là loại giấy tờ bắt buộc phải có để phục vụ cho các bước kiểm dịch khi sữa nhập khẩu về tới cảng. Nếu không có loại giấy này lô hàng sẽ không thể đủ điều kiện để kiểm dịch và cũng không thể làm các thủ tục tiếp theo để thông quan.
Riêng các sản phẩm được nhập về từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước Châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần yêu cầu đối tác xin CO để hưởng các ưu đãi về thuế.
Bên cạnh đó, vì là mặt hàng thực phẩm nên sữa bột cần được bảo quản trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Dù là vận chuyển đường Biển hay đường hàng không thì doanh nghiệp Việt nhập khẩu sữa cũng cần chú ý các điều kiện về bảo quản hàng hóa, tránh việc làm hư hại sẽ không thể thông qua các giấy tờ kiểm định an toàn thực phẩm, không thể thông quan thiệt hại về tài chính cực kỳ lớn.
Và điều quan trọng hàng đầu khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột là doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một đơn vị vận chuyển uy tín, chất lượng có khả năng đảm bảo tất cả các vấn đề về bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa và đặc biệt là giá thành hợp lý. Liên hệ chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về thủ tục mặt hàng này nhé.
Xem thêm