CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG FCA (FREE CARRIER) INCOTERMS 2010
Để quản lý vận chuyển doanhn nghiệp diễn ra suôn sẻ, bạn cần hiểu rõ về loại hình vận chuyển mình đã đang và sẽ ứng dụng. Dưới đây Vietink sẽ nêu chi tiết về điều kiện giao hàng FCA
ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG FCA (FREE CARRIER) INCOTERMS 2010
ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG FCA ( FREE CARRIER ) – GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
Điều kiện giao hàng FCA là gì?
FCA ( Free Carrier ) - “Giao hàng cho người chuyên chở” có nghĩa là trách nhiệm của người bán trong điều kiện này là giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi được thỏa thuận tại nước của người bán. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua thuê. Người mua phải thuê phương tiện vận tải nội địa để đến địa điểm chỉ định tại nước người bán lấy hàng. Sau đó vận chuyển ra cảng. Nếu đi đường biển thì vận chuyển ra cảng biển. Nếu đi đường hàng không thì vận chuyển ra sân bay. Người bán hoàn tất việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa cũng như làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Người mua chịu trách nhiệm book cước vận chuyển quốc tế từ nước người bán sang nước người mua.
Các bên mua và bên bán nên quy định rõ về địa điểm giao hàng chỉ định vì người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm chỉ định về kho của mình.
Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng FCA:
+ Trucking đến nơi chỉ định thuộc nước người bán
+ Bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa do người mua chỉ định
+ Thông quan hàng xuất khẩu
+ Đóng thuế xuất khẩu ( Nếu có )
Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng FCA:
+ Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu xuất
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Trucking tại đầu nhập về kho của người mua
+ Dở hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua.
Các rủi ro trong điều kiện giao hàng FCA:
+ Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định.
+ Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX…) – các hãng bay mà người mua thuê.
⇨ Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Người bán không trả chi phí dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại đây. Nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
+ Nếu giao ở cảng biển:
- Trường hợp hàng đóng trong cont/sử dụng các hãng tàu (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc hàng):
⇨ Người bán chỉ cần chở hàng đến các ICD nơi hãng tàu chỉ định giao cont là người bán hết trách nhiệm. Người bán không chịu chi phí dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe cont tại ICD này. Nếu có bất cứ rủi ro nào phát sinh từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
- Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyến. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
⇨ Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm. Nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện FCA:
Theo điều kiện FCA, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
Ví dụ: hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua tại nhà máy của người bán. Tức là đoạn rủi ro của người mua trong trường hợp này là từ nhà máy của người bán trở về kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua. Qua đó khuyến khích người mua trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Xem thêm