QUY TRÌNH ĐÓNG HÀNG TẠI CẢNG
Bài viết sẽ cho bạn hiểu rõ tại sao phải đóng hàng tại cảng? Quy trình đóng hàng ra sao
Tại sao phải đóng hàng tại cảng?
Đóng hàng tại cảng hay còn gọi là hàng trải bãi là phương án được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa lựa chọn hiện nay. Đối với các doanh nghiệp không có kho riêng quá xa cảng thì đóng hàng là tại cảng là phương án tôi ưu. Nếu phải kéo container rồng về kho để đóng hàng thì thay vào đó là đóng hàng tại cảng tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng, đảm bảo cho việc không trễ thời gian cắt máng hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được cung cấp bởi nhiều kho hàng khác nhau thì sự lựa chọn hoàn hảo nhất là đóng hàng tại cảng. Hàng hóa sẽ được tập trung ở cảng vào cùng 1 thời điểm nhất định, tất cả hàng hóa lần lược đóng vào container vào hoàn thàng trong 1 ngày. Tại cả sẽ có công nhân, xe nâng, băng truyền và xe cầu phù hợp cho mọi nhu cầu đóng hàng.
Quy trình đòng hàng tại cảng như sau:
Bước 1: Xin booking và duyệt lệnh cấp cont rỗng.
Duyệt lệnh cấp cont rỗng. Một số hãng tàu chấp nhận duyệt qua mail, một số duyệt tại văn phòng, một số hãng tàu không cần duyệt lệnh có thể đem booking xuống cảng lấy cont, thông tin trên booking có thể hiện cụ thể và chi tiết.
Bước 2: Đóng tiền trải bãi.
Mang lệnh đã duyệt & booking liên hệ thương vụ cảng đóng tiền đóng rút
Lưu ý: báo và đóng tiền theo đúng phương pháp đóng hàng: thủ công, xe nâng hay cẩu vì mức phí là khác nhau.
Bước 3: Đăng ký ngày giờ lấy rỗng
Liên hệ điều độ đăng ký lấy cont rỗng, thường đăng ký trước 1 ngày đóng hàng. Nếu đợi tới ngày đóng hàng mới đăng ký lấy cont thì nhiều trường hợp là không có cont hoặc cont không được tốt như mong muốn, sẽ mất thời gian chờ đợi và có khả năng đóng hàng không kịp và bị rớt tàu.
Bước 4: Nhận cont và kiểm tra cont.
Sau khi có số cont, bạn lấy seal tàu và cần tiến hành kiểm tra kỹ về chất lượng cont: sàng, nóc, góc, cạnh…trong và ngoài cont cần chụp hình tình trạng cont trước khi đóng hàng, đặt biệt đối với hàng lạnh thì cần khép hờ cửa xem có ánh sáng nhỏ vào không, nếu có là cont bị thủng. Nếu cont xấu phải xin đổi cont khác để đảm báo cho hàng hóa của bạn.
Bước 5: Liên hệ và tiến hành đóng hàng
Liên hệ điều độ cảng điều công nhân, xe nâng hoặc cẩu. Đây là bước khá quan trọng. Nếu bạn đã đóng hàng quen cho một loại mặt hàng nào rồi thì không nói, nhưng nếu lần đầu đóng bạn phải hết sức cẩn thận và chú ý những điều sau:
- Tính toán sao cho đóng hàng tối ưu nhất. Không để thừa hàng hàng sau khi đóng. (thừa ra so với quy định là moi hết ra đóng lại vừ tốn thời gian vừa tốn chi phí)
- Tính toán sau cho đóng hàng 1 cách an toàn nhất: không để hàng bị rơi vỡ trong cont trong quá trình vận chuyển. Phân bổ trọng lượng đều trong cont, tránh tình trạng mất cân bằng trong cont gây nguy hiểm trong quá trình xếp dỡ. Nhiều trường hợp còn bị thu thêm phí do vấn đề này.
- Kiểm tra số lượng hàng hóa trong lúc đóng hàng đảm bảo nhận và đóng đủ số lượng. Kiểm tra hàng nhận đóng có bị hư hại gì không, nếu có cần chụp hình lại vào báo cho chủ hàng (vì lúc nào chủ hàng giao cho mình trong biên bản đều ghi nguyên đai, kiện cả) nếu không cẩn thận họ sẽ quy trách nhiệm cho mình.
- Đảm bảo hàng không bị mất trộm khi đóng. Nếu hàng thuộc loại dễ mất và số lượng lớn bạn cần có thêm 1-2 người cho việc quan sát.
Bước 6: Đóng hàng xong, mang packing list hạ & VMG báo điều độ cảng nhập máy.
Bước 7: Thanh lý, vào sổ tàu.
Hiện tại theo quy định mới thì tất cả hàng hóa đóng hàng tại cảng sẽ được đóng tại cảng Mỹ Thủy
Hãy liên hệ với Vietlink dể được tư vấn miễn phí
Liên hệ Hạnh: 0976 585 558
Email: sales@vietlink.net.vn
Xem thêm