THỦ TỤC XUÂT KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH

Năm 2017 là năm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay với 8,3 tỉ đô la, tăng gần 1 tỉ USD so với năm 2016. Giá trị sản xuất và sản lượng đều tăng góp phần đưa thủy sản xếp vị trí cao nhất trong những ngành xuất khẩu của nông nghiệp trong năm qua.

THỦ TỤC XUÂT KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH

 

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản diễn ra sáng ngày 16/1 tại Hà Nội, được dự báo là nghành thủy sản có thể đạt tiềm năng xuất khẩu 9 tỉ USD.

Sau đây, bài viết này sẽ tư vấn hỗ trợ các bạn về thủ tục xuất khẩu thủy hải sản:

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

Xuất khẩu không phải xin phép:

a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam”.

Đối chiếu Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng hải sản đông lạnh không thuộc trong Danh mục những loài thủy sản cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện. Do đó, Công ty làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường.

- Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giấy chứng nhận kiểm dịch cho các mặt hàng đông lạnh 

“1. Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật”.

- Căn cứ thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì một số loài cua nước ngọt và cua biển thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, cần làm các bước sau:

https://cuocvanchuyen.vn/upload/images/thng-t-062010ttbnnptnt-16-638.jpg

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:

- Đơn đăng ký kiểm dịch;

- Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y

Bước 3: Nhận hồ sơ và trả kết quả

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

- Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày ghi trên phiếu hẹn đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ mời liên hệ Vietlink để được tư vấn

Liên hệ Hạnh 0976 58 55 58

Email: sales@vietlink.net.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng