QUY ĐỊNH VỀ NHÃN DÁN CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

 

Việc thực hiện dán nhãn cho hàng hóa nhập khẩu không phải là một vấn đề lớn, tuy nhiên cần được chú trọng để có thể thông quan hàng hóa và không bị các lực lượng chức năng bắt phạt. Anh/chị tham khảo tại khoản 5 điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ – CP ngày 15/03/2013 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ – CP ngày 26/05/2016) thì hàng hóa xuất nhập khẩu nếu không có nhãn hàng hóa theo quy định, sẽ bị phạt tiền từ 30,000,000 đến 60,000,000 đồng, đồng thời sẽ bị bắt buộc khắc phụ hậu quả là đưa hàng ra lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoặc khác phụ các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan.

https://cuocvanchuyen.vn/upload/images/Dan%20nhan%20cho%20hang%20hoa%20xuat%20nhap%20khau%20Cuocvanchuyen_vn.jpg

Do đó dán nhãn hàng hóa là một trong những quy định bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy định dán nhãn hàng hóa được quy định theo nghị định số 42/2017/NĐ – CP được ban hành ngày 14/04/2017 thay thế nghị định 89/2006/NĐ – CP ngày 30/08/2006 đã giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, vướng mawrt đến nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu. Thoe đó, Nghị định ngày được quy định rõ nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa, trong đó nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm” Tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, các nội dung khác theo tính chất của từng loại mặt hàng đuộc quy định theo Phụ Lục I của Nghị Định.

Một số điểm mới được quy định ở Nghị định 43/2017/NĐ – CP:

Đối với xuất xứ hàng hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Xuất xứ hàng hóa được ghi một trong các cách như “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm theo tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó (Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất không được viết tắt).

Đối với tên hàng hóa phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

Đối với hàng hóa định lượng bằng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường. Cách ghi định lượng hàng hóa theo quy định của Phụ lục II của Nghị định.

Đối với ngày sản xuấthạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày tháng năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lực III của Nghị định.

Đối với thành phần, thành phần định lượng được quy định đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng, đối với thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học , thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất; đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

Nếu anh/chị cần thêm thông tin gì, Hãy liên hệ với chúng tôi!!!!!!!!

Nếu có thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ mời liên hệ Vietlink để được tư vấn

Liên hệ Hạnh 0976 58 55 58

Email: sales@vietlink.net.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng